Trước khi giúp khách hàng tìm hiểu bố cục cuốn kỷ yếu, HALI sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thuật ngữ “Kỷ yếu”. Kỷ yếu là tập tài tài liệu ghi lại những điều cốt yếu trong nhiều năm hoạt động của một tổ chức hay một đơn vị nào đó. Kỷ yếu thường được sử dụng vào những dịp kỷ niệm ngày thành lập 10 năm, 20 năm, 30 năm…xây dựng và phát triển của trường học, tập đoàn, công ty hoặc của đoàn thể.
Kỷ yếu thành lập công ty, trường học
Kỷ yếu lớp học
Tùy thuộc vào bề dày lịch sử phát triển của tổ chức, đơn vị và nội dung thông tin để lên bố cục cuốn kỷ yếu cho hợp lý.
Thông thường, bố cục của một cuốn kỷ yếu sẽ gồm:
1. Mục lục
Mục này có thể có hoặc không, tùy thuộc vào số lượng trang. Nếu cuốn kỷ yểu dưới 10 trang, thì không nhất thiết phải có mục lục. Nhưng từ 20 trang trở lên thì cần phải có mục lục để người xem dễ nắm bắt nội dung thông tin.
2. Bài giới thiệu chung
Là bài giới thiệu chung của người lãnh đạo tổ chức về tổ chức đó. Khái quát sự phát triển, giới thiệu về lĩnh vực hoạt động, cách thức hoạt động và thành tựu đạt được.
3. Phân chia nội dung logic, rõ ràng
Thông thường, phần nội dung sẽ được chia làm 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu chung: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, những thành tựu đã đạt được…
- Phần 2: Nội dung chính: Quá trình hoạt động và phát triển; định hướng tương lai; các hoạt động tiêu biểu…
- Phần 3: Nội dung khác: Các hoạt động xã hội, chia sẻ của lãnh đạo, của các cơ sở nhỏ, các văn bản pháp lý có liên quan…
4. Lời kết
Thông thường, đối với kỷ yếu trường học thì lời kết là lời cảm ơn của người lãnh đạo gửi tới các cấp, Ban, ngành, đoàn thể, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh…
Còn đối với kỷ yếu của công ty, doanh nghiệp thì lời kết sẽ khái quát toàn bộ nội dung cuốn kỷ yếu, thể hiện vị thế của doanh nghiệp, công ty trên thị trường.